LANGUAGE:
Trang chủ / Tin tức / Chăm sóc hoa lan / Chăm sóc cây hoa lan hồ điệp trong chậu đẹp nhất

Chăm sóc cây hoa lan hồ điệp trong chậu đẹp nhất

hoa lan hồ điệp khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan hồ điệp trong chậu đẹp nhất

lan-ho-diep

Lan Hồ Điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất. Hiện nay lan hồ điệp được người chơi cây cảnh rất ưa thích và trồng rộng rãi. Để cây ra hoa và hoa được tươi lâu người trồng cần chú ý tới kỹ thuật trồng và chăm sóc tương đối cầu kỳ của loài cây cảnh này.

Có nhiều loài thích hợp trồng như Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… Đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên chọn: Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ.

Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ.

ho-diep-hong

Do đặc điểm của lan rừng thường sống bám vào cây tươi, vì vậy theo kinh nghiệm dân gian thì trước khi đưa lan vào trồng trong chậu cần chăm sóc cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Nên dùng vỏ gỗ mục bó lan lại sau đó để ở nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương vào rễ, thân, lá.

Chăm sóc như vậy khoảng 1 tháng thì có thể chiết cành cho vào giò. Giò lan nên làm bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt.Thi thoảng bạn nên đưa lan ra ngoài trời đêm. Khi trồng lan rừng bạn cần phải lưu ý một số đặc điểm quan trọng đó là: tránh để lan ở những nơi có ánh sáng gay gắt chiếu vào, không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần bón đủ nước, điều kiện ánh sáng phù hợp là cây sẽ phát triển tốt.

Kỹ thuật điều khiển ra lan hồ điệp hiện là bí quyết công nghệ của người Đài Loan. Chỉ với phương pháp điều khiển nhiệt độ, họ có thể kích thích Hồ Điệp tạo phát hoa với hiệu quả gần như tuyệt đối.

Các giai đoạn phát triển của lan Hồ Điệp trong nhà kính có thể chia thành các giai đoạn chính dựa trên nhiệt độ như sau:

lan-ho-diep-mini-2

Giai đoạn đầu tiên: (Kéo dài 22-27 tuần) là giai đoạn phát triển từ cây trong ống nghiệm cho đến khi thành cây trung. Khoảng thời gian quan trọng nhất trong giai đoạn này là lúc ra cây con, cần tránh thay đổi điều kiện sống của cây một cách quá đột ngột.

Giai đoạn phát triển: (Kéo dài 22-27 tuần) Cây Hồ Điệp phát triển sinh dưỡng, nhiệt độ cho giai đoạn này nằm trong khoảng 28 đến 32o C. Nhiệt độ cao vừa phải làm gia tăng khả năng quan hợp của Hồ Điệp, đồng thời hạn chế sự ra hoa sớm không cần thiết trong giai đoạn dưỡng sức này. Theo K. Kataoka và cộng sự, giai đoạn trước khi cây ra hoa cần hàm lượng Carbohydrate rất lớn, điều này cũng có nghĩa là nếu sự ra hoa xảy ra khi cây không đủ sức, chất lượng hoa sẽ không cao hoặc làm tổn hại đến cây mẹ.

Giai đoạn thọ hàn: (Kéo dài 4-6 tuần) Cảm ứng ra hoa Hồ Điệp cần phản ứng stress nước nhẹ trong nhiệt độ thấp, từ 17 đến 25oC. Tại nhiệt độ này, hàm lượng Cytokinin nội sinh trong lá tăng lên, ngược lại với hàm lượng Acid Abscisic (Wen Yu Wang và cộng sự, 2002). Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu của Wang năm 2003, số lượng cũng như hàm lượng protein trong mô lá tăng đáng kể trong giai đoạn này. Điều này cho thấy phản ứng ra hoa để đạt đến mức tối ưu cần được xảy ra trong điều kiện lạnh, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng đã nói lên điều này. Giai đoạn xử lý ra hoa kết thúc khi phần lớn các cây xử lý tạo phát hoa non khoảng 2-5cm. chậu hoa lan hồ điệp

chau-lan-ho-diep-dep

Giai đoạn kết thúc: (Kéo dài 8 -15 tuần) Sau khi cây Hồ Điệp được 4 đến 6 lá và chiều rộng lá khoảng 25cm, cây được đưa vào giai đoạn xử lý phát hoa, nhiệt độ xử lý nằm trong khoảng 17-26oC. Trong giai đoạn này, mục tiêu của người trồng là kéo dài phát hoa, tăng số lượng hoa, điều khiển cho hoa nở đồng thời và hoa xoay đều theo trục phát hoa. Có thể chia giai đoạn này thành 3 giai đoạn nhỏ hơn. Trước tiên, phát hoa cần được kéo dài ở nhiệt độ cao (26oC) trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó chuyển sang nhiệt độ thấp hơn (17-25oC) để cảm ứng chồi sinh sản, hạn chế tối đa số chồi sinh dưỡng. Ngay sau khi có một số nụ nhất định hình thành, để làm cho phát hoa nở đều, nhiệt độ được tiếp tục giảm xuống khoảng 19-20oC nhằm kéo dài thời gian bung cánh hoa của những hoa bên dưới, tạo điều kiện cho các hoa bên trên tiếp tục hình thành phát triển và bung cánh hoa trong cùng một khoảng thời gian ngắn.

Nhiệt độ trong suốt quá trình xử phát hoa nếu vượt quá 26oC có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên phát hoa, làm chột đỉnh hoặc giảm số lượng hoa.

Check Also

vẻ đẹp của các loài hoa lan rừng đen

Thiên nhiên đã hào phóng tặng cho họ Phong lan một vẻ đẹp lạ thường, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tp Hồ Chí Minh và Kv Phía Nam 098.537.1080
Hà Nội và Kv Phía Bắc 0903.304.688